VIỆT - NAM - KHOA DỊCH - LÝ - HỌC được nêu lên cũng như đã thành chương-sách và đến dưới mắt các Bạn trong Vận-Hội nầy, giữa lúc các sự tàn-bạo , độc-ác nhất trong Lịch-sử Nhân-Loại đang tràn ngập đối-xử với nhau quá tàn-tệ trên lãnh-thổ Việt-Nam. Thoạt nghe qua VIỆT-NAM-KHOA DỊCH-LÝ-HỌC dường như rất xa lạ hoặc sẽ rất khó chịu đối với quân xâm-lăng, với bọn đầy tớ vong bổn, sùng ngoại,nhưng đối với những người Việt-Nam thì chúng tôi tin chắc từ già đến trẻ, ai cũng đều muốn nhìn biết, muốn thấy có được một Học-Vấn Quốc-Học như thế cả. Thầm nghĩ rằng : Nếu những bậc Trí-Thức đàn anh, những bậc cao niên cứ im hơi lặng tiếng mãi thì có thể làm cho Sinh-Viên Học-Sinh trở nên tự-ti mặc-cảm,vì lầm tưởng rằng người Việt-Nam muôn đời chỉ là học trò suông của Ngoại-bang !
VIỆT - NAM - KHOA DỊCH - LÝ - HỌC chào đời là một lần nữa nhắc lại về nền VĂN-MINH ÂM-DƯƠNG-HỌC VIỆT-NAM ngàn xưa. Học vấn này đã được khôi phục với một sắc-thái HOÀ CỰU HỢP TÂN , do những tay thợ khéo của nhiều Nam Nữ trẻ già Việt-Nam đã âm-thầm cũng như đã công-khai đến để duy-trì và xây-đắp cho hoàn-hảo vấn-đề DỊCH-LÝ VIỆT-NAM trong sáu năm qua. Những người Việt-Nam này với tính-cách hết sức nghiêm-chỉnh đã khôi-phục nền VĂN-MINH ÂM-DƯƠNG-HỌC VIỆT-NAM ngàn xưa, đồng thời đề ra HỌC-THUYẾT ĐỒNG-NHI-DỊ , khai-mở KỶ-NGUYÊN-MỚI trong Nhân-loại , đóng góp vào công-cuộc Tiến-Hóa chung thuộc về Sự và Việc-QUÂN-BÌNH ĐẠO-LÝ KHOA-HỌC trong Vận-Hội hiện nay . Con người Biến-Hóa và tiến bộ khắp nơi trong VŨ-TRỤ-ĐẠO hằng tỷ tỷ năm với mọi ngành Khoa-Học dầu có tiến về cho đến Siêu-Khoa-Học đi nữa thì cũng chỉ là ở trong vòng TIÊN-THIÊN và HẬU-THIÊN TRÍ-TRI-Ý-THỨC mà thôi, chớ không còn có gì lạ hơn nữa cả ; bởi thế cho nên KỶ-NGUYÊN MỚI này người Việt-Nam đề danh là KỶ-NGUYÊN TIÊN-HẬU-THIÊN TRÍ-TRI-Ý-THỨC . VIỆT-NAM DỊCH-LÝ-HỘI đã đảm-trách giải-thích và chỉ rõ cách để cho tất-cả mọi Học-viên tự biện-minh chứng-nghiệm được CHƠN-LÝ BIẾN-HOÁ-LUẬT , thấu-đáo được về Luật Cấu-Tạo Hóa-Thành từ Siêu-Thức đến Hữu-Thể mà chưa ai chối cãi được, ngoại trừ những người tự dối mình và phản-động.
Tóm lại, VIỆT - NAM - KHOA DỊCH - LÝ - HỌC đối với chúng-tôi dầu muốn dầu không nó vẫn xứng đáng là một nền QUỐC-HỌC VIỆT-NAM căn bản, hiểu biết nhất cho danh nghiã 4000 năm VĂN-HIẾN . Hơn nữa trong tương-lai, trên đường ngoại-giao thời VIỆT-NAM-KHOA DỊCH-LÝ-HỌC sẽ là một Học-vấn thực-tế quý-giá có thể đổi-chác giữa Sinh-Viên Thế-Giới du-học vào Việt-Nam với tư-cách Đồng-Minh ngang hành như Sinh-Viên Việt-Nam xuất-ngoại.
Học thuật VIỆT-NAM QUỐC-BẢO đặt trọn niềm-tin và hy-vọng Tuổi-Trẻ VN cần-mẫn hiểu được cũng như giải-thích được rõ ràng rằng :
" Muôn kiếp các Khoa Học Văn Minh Tiến bộ trên khắp Hoàn cầu đến nay chỉ là mới vừa có thể làm quen được với LÝ-THUYẾT VĂN-MINH ÂM-DƯƠNG-HỌC VIỆT-NAM ngàn xưa đó thôi ".
Trân-trọng kính bút.
Dịch-Lý-Sĩ XUÂN-PHONG
Năm Mậu Thân 1968 tháng 8 Âm lịch,
ngày mùng 10, giờ mùi.
Gọi là giới-thiệu Dịch-Lý Việt-Nam , trong sự-thật giới-thiệu Dịch-Lý Việt-Nam không có nghiã là khoe-khoang, tự cao, tự đại, tự mãn, mà chỉ có ý-nghĩa rằng : VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI tự phải có trách-nhiệm về Dịch-Lý đối với quần-chúng Việt-Nam , cũng như tự có trách-vụ góp công góp sức chung lo xây-dựng nền Văn-Học Nước Nhà.
Trách-nhiệm Chính Danh và Chính Lý cho ý-nghĩa Danh-từ Dịch-Lý là bổn-phận của VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI , một HỘI đầu tiên tự cổ chí kim và duy-nhất trên khắp Hoàn-Cầu . Chúng tôi nghĩ rằng đây là trách-vụ của Hội không những trong hiện-tại mà phải là của muôn đời và mãi mãi . Nói rõ xương máu của Dân-Tộc Việt-Nam đã đổ ra một cách man-rợ trong 30 năm nay ; trong hoàn-cảnh ấy , một Chí-Khí tự-cường , một hướng tiến vươn lên để hình thành Nhóm ÂM-DƯƠNG-HỌC TỪ-THANH , rồi tiếp nối theo đó hoá-thành ra là VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI , kể từ năm Ất-Tị . Dịch-Lý Việt-Nam do Công-lao Thiện-chí và xương máu của nhiều người Việt-Nam có chí-khí Quốc-Gia Dân-Tộc . Cho nên bọn người vong-bản , bán nước cầu vinh không còn có lý-do gì để hãnh-diện khi lo in sách Dịch-Lý của ngoại-bang , là một điều đầu độc vô-tình hay cố-ý vào tuổi trẻ Việt-Nam . VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI đã thành hình trên năm năm nay. Chúng tôi đã có mặt nên không thể im-lặng nhìn thấy hoặc lắng nghe ngoại-bang đời đời phỉ-nhổ lên trên kiến-thức Văn Hóa Nước Nhà do bọn nguỵ trí-thức gây ra.
Với Trách-vụ sao cho xứng-đáng với danh xưng VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI , chúng tôi vạn bất đắc dĩ phải chính danh , chính lý cho cái ý-nghĩa của Danh-Từ Dịch-Lý , như đã nói , chúng tôi không tài nào ngồi im , cam chịu trốn tránh bổn-phận , khi mà khắp nơi trong nước Việt-Nam đều nói về Dịch-Lý , ca-ngợi Dịch-Lý mà hóa ra vô-tình hay cố-ý bôi lọ DỊCH-LÝ .
Thành lập VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI là để khai-mở KỶ-NGUYÊN MỚI, KỶ-NGUYÊN TIÊN-HẬU-THIÊN TRÍ-TRI Ý cho Nhân-loại . Với Tôn-chỉ đó , mục-đích đó , chúng tôi tự phải nói , phải làm trong phạm-vi Dịch-Lý nghèo-nàn . Nghèo nàn đang là cương-vị của tất cả Hội-viên VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI và chỉ nghèo trên phương-diện vật-chất mà thôi . Tuy vậy chúng tôi vẫn cố-gắng để trao được tận tay Bạn một ít tài-liệu cho tròn bổn-phận của VIỆT-NAM DỊCH-LÝ HỘI . Tài-liệu này đến tay các Bạn được là do sự cố-gắng của các Học-viên đàn em kịp ý-thức được trách-nhiệm trên bước đường tu-học .
Trên đường học hỏi với những năm , tháng , ngày , giờ lục lọi tìm tòi , nghiên cứu , chúng tôi có cơ-hội giao-tiếp với nhiều bậc cao-minh , thông hiểu về Dịch , chúng tôi được biết rằng : Mặc dầu cùng trong một Nhà DỊCH-LÝ , nhưng chúng ta mỗi người hiểu Dịch Lý hơi khác nhau , nhiều khi lại khác hẳn . Ấy là do công phu nghiên cứu riêng của từng người về một ngành học nào đó của Dịch , rồi cho rằng DỊCH-LÝ là như thế , theo nhu cầu riêng của mình . Chứ chúng ta chưa có một Thống quan Tổng tập , một nhận xét chung về Dịch Lý một cách Chính Danh và Chính Lý của nó .
Thiết nghĩ , chúng ta cũng cần nên chính danh ,chính lý một lần về danh từ DỊCH-LÝ , để về sau này hy vọng không còn nhiều người hiểu sai lệch về Dịch Lý nữa .
Vậy , vấn đề trước tiên được đặt ra hôm nay trong chúng ta chỉ vỏn vẹn có một câu hỏi như sau :
Sự trả lời cho câu hỏi Dịch Lý là gì đó , tức như gián-tiếp giới thiệu DỊCH-LÝ VIỆT-NAM , chơ không có gì khác hơn nữa.
Lâu nay, Dịch Lý đã được và bị người đời vô-tình hay cố-ý Lồng vào trong hoặc khoác bên ngoài cho các ngành học thuật . Họ để cao Dịch Lý qua từng ngành học thuật theo sở trường , sở đoản của riêng mình . Chẳng hạn , như trong các ngành Y học , Võ học , Văn học , Triết học , Đạo học , Xã hội học , Chính Trị học , Quân Sự học hay trong các Khoa như Khoa Thiên Văn , Địa Lý , Bói Toán với nào là Tử Vi , Thái Ất , Lục Nhâm, Mai Hoa , Ký Môn , Bốc Dịch v.v…
Thiên hạ làm rầm rộ đến nỗi ngày nay các cánh Khoa Học Tây-Phương phải de dặt kiêng nể , phải bù đầu bù cổ , Họ tìm tòi khắp nơi những gì có liên quan đến Dịch Lý . Họ hy vọng khám phá ra một định lý , một định luật khả dĩ gọi là một phát minh mới để loè hàng xóm . Khối Tự-Do Tư Bản và Khối Cộng Sản , hai khối cực đoan này đang tự phản bội chủ trương của chúng , đang lúng túng và đang bị đe dọa trầm trọng tại lòng đất của chúng . Chúng xoay trở đủ cách , cầu cứu khắp nơi một cách khổ não . Thế rồi một hôm chúng quay về Văn Minh Đông Phương , moi móc những chồng sách cũ rích . Chúng rất mừng rỡ khi bắt gặp những quyển Kinh Dịch của trung Hoa và ngày đêm săn đón các tài liệu DỊCH LÝ VIỆT NAM.
Việc này đã và đang trở thành một phong trào công khai hay ngấm ngầm nghiên cứu Dịch Lý trong khắp các Quốc Gia Văn Minh Tân Tiến , với niềm hy vọng : Biện Chứng DỊCH LÝ sẽ là nơi , là cửa ngõ mở rộng để cho chúng có CHÍNH NGHĨA đối với cục-diện Nhân-Loại hiện nay . Sở dĩ chúng mất CHÍNH NGHĨA , bởi vì , một khi Nhân-loại không còn tìm thấy được cái CHÍNH NGHĨA ra sao thì ắt họ chỉ còn thấy rõ-ràng Cộng Sản và Tư Bản đang hợp lực để giết hại con người và mùa màng trong 30 năm nay tại vùng Trời Đất Việt Nam này , và rồi còn đang lần lượt cố giết hại đến các Dân tộc Thiểu số khác nữa.
Nhưng có lẽ chúng ta chưa cần tìm hiểu vấn đề này ngay bây giờ , vì lẽ mục đích của chúng ta ngay từ đầu là giới thiệu DỊCH LÝ VIỆT NAM và đồng thời Chính Danh , Chính Lý cho hai chữ DỊCH LÝ mà thôi . Vậy chúng ta bắt đầu trải qua một số nghi vấn về DỊCH LÝ .
NGHI VẤN THỨ NHẤT : DỊCH LÝ THUỘC VỀ DANH NGÔN
Dịch Lý có phải là những câu chuyện được lồng vào trong các Danh Từ như Âm Dương, Vô Cực, Thái Cực, Lường Nghi, Tứ Tượng ( Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương ),
Ngũ Hành ( Kim,Mộc,Thuỷ,Hoả,Thổ ), Bát Quái ( Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ) hoặc Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái hoặc Thập Can Thập Nhị Chi ( Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý ), ( Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi)…
Xin thưa ngay rằng : Không phải . Đó chỉ là những Danh Từ , những hình bóng làm ký hiệu để diễn tả Dịch Lý chứ chưa phải là Dịch Lý .
NGHI VẤN THỨ HAI : SỞ CHỦ CỦA DỊCH LÝ LÀ AI ? Ở ĐÂU ? AI PHÁT MINH, KHÁM PHÁ RA DỊCH LÝ ?
Dịch Lý có phải là của Dân Tộc Trung Hoa , của Phục Hy , của Trần Đoàn , của Thiệu Khang Tiết , hay của Dân Tộc Việt Nam , của Trần Hưng Đạo , củaTrạng Trình , của La Sơn Phu Tử , của Phan Bội Châu …………… ?
Xin thưa : Dịch Lý không phải của bất cứ một Dân Tộc nào và cũng chẳng phải của ai cả . Đó chỉ là Địa phương và Con người ở vào một Thời đại nào đó , nghiên cứu , khám phá , hiểu biết sao đó về Dịch Lý rồi làm lại thành một vấn đề , áp dụng vào xã hội Loài người với ngành này, ngành nọ hoặc lập thành học thuyết , chủ nghiã dựa vào DỊCH LÝ . Các sự việc ấy chỉ đáng gọi là DỊCH LÝ HỌC mà thôi .
NGHI VẤN THỨ BA : DỊCH LÝ THUỘC LÃNH VỰC SIÊU KHOA HỌC & KHOA HỌC THỰC NGHIỆM .
Nếu cứ tiếp tục đặt mãi những câu hỏi như thế thì biết bao giờ mới hết . Vậy chúng tôi mạn phép tổng kết như sau :
Dịch Lý chẳng những hiện diện trong tất cả mọi ngành học thuật , dù là đã qua , dù là chưa đến và cho đến muôn đời mãi mãi về sau , tất cả mọi ngành học-thuật bất kể hữu-hình hay vô-hình , nhân-tạo hay thiên-nhiên , con người hay muôn loài vạn-vật đều được và bị Dịch-Lý hiện diện chi phối từng giây , từng phút một không sao tránh khỏi được . Vậy Dịch Lý là cái gì mà kỳ cục thế , tôi xin giải nghiã :
- Dịch là Biến đổi , Biến-hoá ; Lý là lý lẽ thuộc về phạm vi Manh-Nha Vô-Hữu , vậy thì Biến-Hoá là cái Lý lẽ có thật trong muôn đời và khắp mọi nơi , là Chân-Lý . Hễ đã gọi là lẽ thật thì Lẽ ấy phải có thật từ lúc chưa có Trời Đất đến nay và từ nay đến mãi mãi về sau trong muôn đời và khăp mọi nơi , Lẽ ấy phải có thật mới xứng danh là Chân-Lý .
- Quý vị và các bạn hãy bình tâm thử đặt câu hỏi và suy xét lại kể từ trong thâm tâm sâu kín lặng lẽ , tận trong cõi lòng mình, cho đến bao la rông lớn bên ngoài , xem coi có cái gì là không Biến-Hóa , không biến đổi , không thay đổi , không luân chuyển , không xê dịch không ?? Nếu tất thảy đều Biến-Hoá thì Biến-Hoá là cái Lẽ có thật , lẽ thật trong tất cả , bất kể không-gian , thời-gian nào .
- Khi chúng ta nói đến Chân-Lý tức là muốn nói đến cái lý lẽ hằng có thật trong muôn đời và muôn nơi , bất chấp ý riêng của con người hoặc ý riêng của muôn loài vạn-vật . Người xưa đã định-nghiã DỊCH như sau : “ DỊCH ,BIẾN-DỊCH DÃ ; BIẾN DỊCH BẤT DỊCH DÃ “ . Tạm hiểu : Dịch, nghiã là Biến-Dịch, còn cái lẽ Biến-Dịch thì không làm sao còn Biến đổi được nữa đó vậy. Nói như thế có nghiã là cái lẽ Biến-Dịch thì hằng có mãi mãi khắp nơi và muôn đời . Nó chính là Chân-lý , là lẽ có thật đó vậy .
- Khi chúng ta đi tìm học Dịch-Lý tức như chúng ta bước chân vào con đường truy tầm Chân-Lý , vì Dịch-Lý là Chân-Lý . Khi đã là Chân-Lý thì nó phải có tính khắp cùng , nơi nào cũng có , chỗ nào cũng có và thời nào cũng đúng . Đúng cả cho vô-hình lẫn hữu-hình , đúng cả ở quá khứ hiện tại lẫn vị-lai , đúng cả ở chỗ cao nhất lẫn thấp nhứt , chỗ thanh khiết nhất lẫn chỗ dơ dáy nhất , đúng cả chỗ thiện nhất lẫn chỗ ác nhất , đúng ở xã-hội loài người thì cũng phải đúng cả ở xã-hội muôn loài đã qua và chưa đến .
- Nếu cái lẽ Biến-Hoá chưa có , thì linh-động , mầu nhiệm và huyền diệu cũng sẽ chưa có, Vũ-Trụ , Trời-Đất , con người cũng chưa có , nhưng hiện nay , cơ-nghiệp Tạo-Hoá đã dẫy đầy .
- Với tính cách khắp cùng đó , Dịch-Lý không thể giới hạn riêng trong một phạm-vi nào , một biên-cương nào , bởi thế , nên xưa kia có người đã nói “ Thần vô phương nhi Dịch vô thể “ là thế . Có nghiã là Thần không phương sở , Dịch không hình bóng . Biết như vậy , chúng ta sẽ không lấy làm ngạc-nhiên , thắc-mắc trước một câu nói tuy có vẻ quái gở nhưng lại quá đúng như sau : DỊCH KHÔNG LÀ GÌ CẢ MÀ DỊCH LÀ TẤT CẢ .
- Bởi vì tất cả đều Biến-Hoá , bất kể vô-thể hay hữu-thể . Và chúng ta cũng không lấy làm lạ gì khi các ngành học tập xưa nay đều tự nhận là thân thuộc với Dịch-Lý hay từ gốc Dịch-Lý mà ra . Mặc dầu sự tự nhận đó có khi chưa Chính-danh và Chính-lý của Dịch .
Chúng ta vừa trải qua một thời-gian khá dài chính-ý và chính-nghiã tức như để chính danh và chính lý cho hai chữ Dịch-Lý . Vậy, chúng ta hôm nay có quyền hy-vọng : Vấn đề Dịch-Lý sẽ không còn bị hay được hiểu lệch lạc một cách thật thà riêng qua bất cứ một cặp kiếng mầu nào chật hẹp nữa .
Bởi vì Dịch-Lý là lý lẽ Biến-Hoá không giây phút ngừng nghỉ , chi phối muôn loài vạn-vật , bất kể vô-hình hay hữu-hình , bất kể không-gian thời-gian nào .
Dịch-Lý cũng chẳng phải độc-quyền của riêng một dân-tộc nào , một cá-nhân nào cả .
Nói thế , có lẽ còn nhiều người thắc-mắc , tại sao có danh từ DỊCH-LÝ VIỆT-NAM ???
Xin thưa là :
Điều này rất dễ hiểu , sở dĩ có danh-từ Dịch-Lý Việt-Nam hay Việt-Nam Dịch-Lý Hội cũng chỉ là ký danh , ký hiệu để đánh dấu địa-danh và thời-kỳ suy-thịnh mờ tỏ trong vấn-đề Dịch-Lý mà thôi . Vì lâu nay , người đời thường khi nghe nói đến Dịch-Lý là liên tưởng ngay đến dân-tộc Việt-Nam như là Trạng Trình hoặc dân-tộc Trung-Hoa , đến Kinh-Dịch , đến Lão Tử , Trang Tử , đến Khổng Tử , như chúng tôi đã nói , Dịch-Lý không của riêng ai . Vậy để cho vô-tư , chúng ta người Việt-Nam , khi nói Dịch hoặc nghe người khác nhắc nhở đến Dịch , chúng ta cần phải hỏi rõ ràng xem muốn nói , muốn đề cập đến thứ Dịch nào . Vì cũng là Dịch-Lý mà dân Trung-Hoa nói khác , dân-tộc Việt-Nam nói khác , dân-tộc Đại-Hàn, Nhật-Bổn, Anh, Pháp, Mỹ Nga, Đức , Ấn-Độ … đều nói khác nhau , có khi lại khác rất xa trong một vấn-đề .
Thật vậy , Dịch-Lý Việt-Nam không giống với bất cứ Dịch-Lý của một dân tộc nào trên thế-giới , và sách vở cổ kim chưa từng thấy có , đó cũng chính là cái lý do khai mở một Kỷ-Nguyên Mới trong nhân-loại . Vấn-đề Dịch-Lý đã cực lu mờ trong nhân-thế , cho nên Văn-Minh Âm-Dương Học Việt-Nam ngàn xưa phải sống lại , nó đã sống lại giữa lúc cục-diện nhân-loại đang trông ngóng , chờ đợi luồng gió đông thổi lên . Một sự thật mà chúng ta cần phải lưu ý là chỉ có Dân-tộc Việt-Nam mới làm sáng tỏ nổi vấn-đề Dịch-Lý mà thôi . Nó đã thực sự sống dậy bằng cách khai mở một kỷ-nguyên mới trong nhân loại . Đó là Kỷ-nguyên Tiên-Hậu Thiên Trí-Tri Ý . Để chứng minh lời nói trên , chúng ta chỉ cần xét lại tự cổ chí kim , trên thế-giới xưa nay chưa hề bao giờ có một Hội Dịch-Lý , thế mà hôm nay dân-tộc Việt-Nam chúng ta đã thành lập được một Hội Dịch-Lý đầu tiên và duy nhất trên khắp hoàn-cầu . Đây là một điểm son Lịch-Sử , một kỳ quan trọng trong nhân-loại , một quốc -bảo của giòng giống Lạc-Hồng , một niềm hãnh diện lớn lao cho dân-tộc Việt-Nam trước năm châu .
Kỷ-nguyên Tiên-Hậu Thiên Trí-tri Ý là một chứng tích hùng-hồn , tiêu-biểu nhất cho « Bốn ngàn năm Văn-hiến » của Dân-tộc Việt-Nam . Khai-mở kỷ-nguyên mới trong nhân-loại từ năm Ất-Tỵ ( 1965 ) đến nay là Tân-Hợi ( 1971 ) , dân-tộc Việt-Nam kể như đã đánh tan cái mặc-cảm tự-ti , nhược tiểu , chậm tiến . Không còn có vấn-đề chỉ xách gói , xách bị theo học của ngoại bang xuông nữa . Nếu không muốn nói ngược lại , điều này đã chứng-minh và sẽ chứng-minh rõ hơn nữa trong tương-lai .
Chúng ta may mắn lạI có mặt ở một thời-đại huy hoàng nhất trong Lịch-sử Việt-Nam , một thời-đại mà dân-tộc Việt-Nam đã oai.hùng uy-nghi và nghiêm chỉnh khai mở cho Nhân-loại kỷ-nguyên mới . Chúng ta hãy lấy điều đó làm hãnh diện Dân-tộc và rồi chúng ta hãy chung lưng góp sức thổi luồng gió mới đó đến khắp tận hang cùng ngõ hẻm để toàn thể nhân-loại sớm tận hưởng an hoà lạc duyệt trong cảnh Trời rộng thênh thang của kỷ nguyên mới .
Trước khi chấm dứt , một lần nữa , nếu sự trình bầy của chúng tôi chưa được rõ ràng hay có điều chi sơ sót , kính xin các bạn cao-minh niệm tình tha thứ và chỉ điểm cho . Và trong quý vị có điểu chi thắc-mắc , chúng tôi xin trả lời đầy đủ hơn tại trụ-sở Việt-Nam Dịch-Lý Hội ( 457/96 Lê-văn-Duyệt , Hoà-Hưng , Sài gòn Quận 10 )
Trân-trọng kính chào .
Xuân Phong Nguyễn văn Mì
Năm Tân Hợi 1971tháng 07 âm lịch ,ngày 11 .
viết xong giờ Tuất- giờ Nhu-Thái